Cho dù kinh doanh nhà hàng hay mở quán ăn thì kinh nghiệm mở quán và lập bản kế hoạch kinh doanh cũng hết sức cần thiết.
Mở quán ăn thì dễ, nhưng để duy trì quán lại khó khăn vô vàn. Nếu đang có ý tưởng mở một quán ăn nhỏ gần nhà, quán ăn sáng cạnh trường học, hay một quán ăn vặt… thì hãy dành thời gian đọc bài viết này, một câu chuyện chia sẻ về kinh nghiệm mở tiệm ăn uống của Chung Chí Công, người sáng lập các thương hiệu Cafe Út Lành, Gummy, xôi cuốn Neppy lừng lẫy tại Sài Gòn hoa lệ chia sẻ.
Bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng, quán ăn phù hợp với ai?
Đây có thể xem như một bản kế hoạch kinh doanh quán ăn khá chi tiết và thực tế. Tuy nhiên, chuỗi bài này sẽ chỉ phù hợp với các bạn:
- Có số vốn kinh doanh nhỏ, và mong muốn kinh doanh độc lập,
- Có kỹ năng nấu ăn (Nếu mở quán ăn sáng, ăn vặt), kỹ năng pha chế (nếu mở tiệm đồ uống, giải khát…),
- Giấc mơ mở một quán ăn nhỏ mang đậm cá tính cá nhân và mong muốn quán hoạt động hiệu quả.
Và đương nhiên, chiến lược mở quán này sẽ KHÔNG phù hợp với các bạn:
- Có nguồn lực tài chính mạnh,
- Tham vọng phát triển thành chuỗi cửa hàng đồ ăn, sau đó bán lại,
- Chỉ là học kinh doanh theo trào lưu,
- Không có kỹ năng nấu nướng, kỹ năng pha chế cơ bản, có xu hướng thuê nhân công.
Mở quán ăn và những sai lầm
Đối với mở quán: Khi mở, bạn sẽ chỉ cần quan tâm tới tiền vốn trước nhất. Sau đó nghiên cứu thị trường kỹ càng, những món ăn thị trường đang cần, đang hot rồi chọn ra mặt hàng phù hợp nhất với mình để kinh doanh. Khi có ý định khởi nghiệp, hầu hết các bạn trẻ đều thực hiện theo hướng này. Suy nghĩ luôn thường trực trong đầu các bạn sẽ là: “Ai bán gì có lãi thì mình cũng bán”. Thấy người ta bán café đá xay, phô- mai que, trà chanh,… có lời thì mình cũng bán thôi.
Kiểu là thấy mặt hàng nào hót, bán được thì bất chấp nhảy vào. Một sai lầm ngọt ngào ai cũng dễ mắc phải. Đã ngon ăn thì đâu phải mình bạn biết? Ai cũng thấy, ai cũng muốn tham gia, cung sẽ vượt cầu, và sẽ có một số cửa hàng/quán ăn bị đào thải, đó là lẽ dĩ nhiên nếu họ mắc phải những sai lầm sau:
- Tham vọng kinh doanh nhà hàng, mở quán ăn lớn, nhưng ẩm thực quá chán: Dẹp là đúng!
- Ngon, chất nhưng nhà hàng thiết kế quá tệ: Hãy nhớ ngoài đồ ăn ngon thì thiết kế nhà hàng phải đẹp, để phục vụ công tác hưởng thụ và check-in sống ảo.
- Sản phẩm lỗi thời: Minh chứng rõ ràng nhất đó là phô mai que và trà chanh “hot hit” một thời! Nhưng bây giờ nó đã thành “diễm xưa” mất rồi.
Nên bán gì khi mở quán ăn, kinh doanh nhà hàng?
Vì vậy, lời khuyên chân thành cho bạn là khi mở quán ăn, hãy tìm cho mình một sản phẩm đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện sau, nếu đáp ứng cả 2 thì càng tốt.
- Thứ nhất là “MỚI”: Trên thị trường chưa người bán, món này có thể bắt chước dễ dàng. Ví dụ: Xoài lắc, Trà đào,..
- Thứ hai là “LẠ, ĐỘC”: Chưa ai bán nhưng khó làm theo. Ví dụ: Cà phê ăn cả ly,..
Khi mở quán, đa phần mọi người đều có quan điểm là giá phải “rẻ”, nhưng bạn thử nghĩ ngược lại xem. Bởi vì:
- Giá nguyên phụ liệu tăng ảnh hưởng tới chi phí và lãi nếu bán rẻ;
- Đối thủ sẽ hạ giá thấp hơn nữa để cạnh tranh, khiến bạn xây xẩm mặt mày không thể chạy theo cuộc chiến giảm giá được.
Như vậy, vô hình trung bạn tự gây áp lực cho mình, vừa làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của quán, thị trường có nguy cơ bị chiếm lĩnh bởi đối thủ.
Vì sao khi mở quán ăn chúng ta cần quan tâm đến 2 yếu tố “MỚI” và “ĐỘC”? Đơn giản là như thế bạn sẽ có một thị trường ngách an toàn, và ít cạnh tranh. Tha hồ tìm ra các chiến lược kinh doanh và tiếp thị để tỏa sáng.
Nhưng vấn đề ở chỗ, làm sao chúng ta tìm được món ăn mới, độc hoặc vừa độc vừa mới đây? Bật mý cho bạn vài bí quyết nha.
Cách tìm sản phẩm khi mở quán ăn uống
Cũ Người Mới Ta: Tận dụng những món ăn đã quá lỗi thời của thế giới, của vùng khác, hay của những nhà hàng cao cấp rồi bắt chước y chang tại khu vực bạn ở.
Ví dụ: Ở Sài gòn bạn có thể bán bánh tráng nướng Đà Lạt, hoặc bán Bánh Bạch Tuộc Takoyaki/ Sushi- các món từ nhà hàng đắt đỏ ở vỉa hè! Sản phẩm này thuộc vào dạng thứ nhất “MỚI”: Chưa có người bán nhưng dễ bắt chước, và còn hạn chế nữa là giá cả phải cực cạnh tranh.
Công ty In Bảo An là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực in menu nhà hàng, thiết kế menu nhà hàng chuyên nghiệp
Tưởng Cũ Mà Mới: Nôm na kiểu bạn lấy một món ăn cũ quen thuộc khoác lên một chiếc áo mới. Chẳng hạn như trái cây xô thay cho món trái cây dĩa. Hay mới đây món kem cuốn khuynh đảo thị trường mà tiền thân chính là món kem viên. Bạn phải nghĩ ra một chiếc áo khoác mới sao cho thật độc mà khó bắt chước được. Nếu dễ bắt bài thì kiểu gì món đó cũng lại trở thành Cũ nhanh chóng.
Góp Cũ Thành Mới: Hai món cũ kết hợp với nhau sẽ cho ra sản phẩm là món mới. Ví dụ như món Xôi Cuốn Neppy của cửa hàng mình là sự kết hợp giữa món cơm cuốn kết hợp với xôi truyền thống Burrito của Mexico. Những món ăn này thường do chủ quán tự sáng tạo nên, họ sẽ có bí quyết và tài nghệ đặc biệt nên khó ai có thể làm theo được.
Đảo Cũ Thành Mới: Thay đổi quan niệm một món ăn để tạo nên một món mới hẳn. Ví dụ: Kem chiên- nghĩ tới kem hẳn ai cũng sẽ nói “kem phải lạnh” và “chiên lên thì chảy hết à” thành món chiên “nóng” bình thường! Thực hiện theo phương án này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng chế biến. Và quán bạn sẽ cực hút khách, trở nên nổi tiếng nhanh chóng, và đương nhiên vấn đề bắt chước bạn cũng không phải lo lắng.
Xem thêm:
Bình luận